Ngày công bố điểm thi, Hạ Bân thông báo trượt ĐH lần 2. Lúc này, vợ chồng bà Lệ Anh suy sụp. Khi bố mẹ đang tuyệt vọng, Hạ Bân nói muốn đi du học. “Con nghe nói đi du học, về nước sẽ dễ dàng tìm việc", Hạ Bân khẳng định.
Nghe gợi ý này, vợ chồng bà quyết định cho con đi du học. "Chúng tôi gửi con trai đến trung tâm dạy Ngoại ngữ, sau đó ủy thác cho cơ sở này làm thủ tục đưa Hạ Bân sang nước ngoài học”, bà cho biết.
Vợ chồng bà Lệ Anh tham khảo ý kiến của nhiều người, quyết định cho con sang Đức. Chi phí học tập và sinh hoạt tại đây khoảng 300.000 NDT/năm (994 triệu đồng), sang đó Hạ Bân có thể vừa làm vừa học.
Tuy nhiên, sau khi sang Đức, Hạ Bân gặp rào cản về ngôn ngữ. Do đó, anh mất 1,5 năm học thêm tiếng Đức. Gia đình đã phải chi 100.000 NDT (331 triệu đồng) để Hạ Bân học tiếng.
Đến năm 22 tuổi, Hạ Bân mới chính thức là sinh viên năm nhất ĐH ở Đức. Tưởng chừng, quá trình học của anh thuận lợi. Nhưng do tiếp thu chậm, Hạ Bân liên tục trượt môn. Anh mất đến 7 năm mới có thể tốt nghiệp tại trường ĐH bình thường ở Đức.
Bà Lệ Anh cho biết con trai ở Đức 8,5 năm, gia đình chi khoảng 2,5 triệu NDT (8,2 tỷ đồng). Cuối năm 2022, Hạ Bân về nước với hy vọng tìm được công việc ổn định. Thế nhưng, thực tế phũ phàng, anh không thể tìm được công việc lý tưởng, phù hợp với bản thân.
Sau cùng, anh quyết định thuê một khu đất rộng ở vùng nông thôn để trồng hoa. Bà Trần Lệ Anh và chồng sốc với quyết định của con trai, tuy nhiên họ vẫn tôn trọng.
Người mẹ chia sẻ câu chuyện này với cảm xúc lẫn lộn. Thậm chí, vợ chồng họ không dám khoe với người ngoài có con đi du học. Bà cho rằng dù tôn trọng quyết định của con nhưng vẫn không khỏi chạnh lòng.
Đổi ngành vì ứng tuyển 50 công ty không thành công
Tiểu Lộc, 28 tuổi, là du học sinh tại Đức, chuyên ngành Hóa học Ứng dụng. Sau khi tốt nghiệp ĐH, anh trở về Trung Quốc nghỉ ngơi 1 năm. Học phí tại Đức 4 năm của Tiểu Lộc hơn 600.000 NDT/năm (1,9 tỷ đồng).
Về nước một thời gian, Tiểu Lộc sang Anh học thạc sĩ tại trường ĐH Manchester (MIT) với mức học phí 350.000 NDT/năm (1,1 tỷ đồng). Với chi phí học tập ở nước ngoài, Tiểu Lộc dự kiến mất khoảng 5-6 năm mới có thể hồi vốn.
Cuối năm 2021, Tiểu Lộc tốt nghiệp thạc sĩ và trở về Trung Quốc. Anh tham gia ứng tuyển vào hơn 50 công ty hàng tiêu dùng và dược phẩm như Pfizer, Unilever, P&G và Bayer.
Cầm trên tay bằng cử nhân ĐH ở Đức và bằng thạc sĩ tại MIT, anh không nhận được lời làm việc tại các công ty trên.
Chuyên ngành của Tiểu Lộc có tính đặc thù, tìm việc khó. Bên cạnh đó, anh cũng phải đối mặt với không ít các đối thủ giỏi đến từ các ĐH như Phúc Đán, Giao thông, Công nghệ Nanyang...
Vì không tìm được việc, Tiểu Lộc quyết định chuyển chuyên ngành. Anh tham gia lớp phân tích dữ liệu và huấn luyện phỏng vấn bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, anh nhận được 3 lời mời phỏng vấn và trúng tuyển vào một công ty đãi ngộ tốt.
Du học sinh về nước chật vật tìm việc
Tiểu Lâm, 26 tuổi, du học sinh tại Anh 6 năm, chuyên ngành Tài chính. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ Tiểu Lâm đầu tư cho con 2 triệu NDT (6,6 tỷ đồng) tiền học. Vừa về nước hồi đầu năm, bạn bè tưởng rằng Tiểu Lâm sẽ dễ dàng tìm được công việc lương 20.000 NDT/tháng (66 triệu đồng).
Trải qua nửa năm tìm việc, cuối cùng Tiểu Lâm ứng tuyển thành công vào vị trí giao dịch viên lương 5.000 NDT/tháng (16 triệu đồng). Với mức lương này, nữ cử nhân không biết phải mất bao nhiêu năm mới hoàn đủ 2 triệu NDT tiền học ở nước ngoài 6 năm.
Lục Trì, 24 tuổi, là cử nhân ngành Truyền hình - Điện ảnh. Anh quyết định ra nước ngoài học thêm để nâng cao trình độ và tăng cơ hội ứng tuyển. Chi phí học nâng cao ở nước ngoài của Lục Trì lên đến 500.000 NDT/năm (1,6 tỷ đồng).
Sau khi về nước, anh may mắn tìm được công việc đúng chuyên ngành. Tuy nhiên mức lương của Lục Trì nằm ngoài dự tính. Mỗi tháng, lương của anh vào khoảng 8.000 NDT (26 triệu đồng). Với mức lương này, anh mất hơn 5 năm mới có thể hoàn lại vốn.
Nhiều gia đình chi tiền tỷ cho con đi du học với kỳ vọng về nước con có công việc ổn định không phải là những câu chuyện xa lạ. Thế nhưng, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm ngày này khiến nhiều du học sinh về nước khó tìm được việc, thậm chí là lương thấp không đúng với kỳ vọng.
Theo Sohu
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp. Ông lấy bút danh Mạc Ngôn có nghĩa là "không nói".
Năm 12 tuổi, Mạc Ngôn bỏ học, làm việc trong trang trại gia súc, nhà máy sản xuất để phụ giúp cha mẹ. Sau đó, ông gia nhập quân ngũ và bắt đầu đam mê viết lách. Trong thời gian rảnh rỗi, Mạc Ngôn mài giũa ngòi bút và phát triển phong cách văn chương độc đáo.
Ảnh hưởng văn học đối với Mạc Ngôn bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, từ văn học cổ điển, truyền thống dân gian đến những giai đoạn lịch sử đầy biến động của Trung Quốc. Những ảnh hưởng này đã hình thành nên phong cách kể chuyện và hành văn mang bản sắc "Mạc Ngôn".
Tác phẩm đầu tiên "Hành động tử tế của rồng" của ông bị từ chối và nhận nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, Mạc Ngôn vẫn kiên trì và bền bỉ.
Cuộc đời không phụ người nỗ lực. Ông bước đầu được ghi nhận với tiểu thuyết "Biến đi" (1981). Năm 1987, tiểu thuyết "Cao lương đỏ" đạt được thành công vang dội. Bối cảnh câu chuyện được lấy ở vùng nông thôn phía Đông Bắc Trung Quốc trong những năm 1930-1940, xoay quanh một phụ nữ trẻ bị buộc phải kết hôn với người cô không yêu.
Tiểu thuyết trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại ở Trung Quốc và được dịch sang gần 10 ngôn ngữ. Sự nghiệp của Mạc Ngôn bắt đầu "cất cánh" từ lúc này.
Đóng góp vào kho tàng văn học nhân loại
Các tác phẩm của ông được biết đến với những mô tả sống động về cuộc sống nông thôn của những người nông dân tại chính ngôi làng Cao Mật của ông, sử dụng thủ pháp châm biếm và đả kích để khám phá các vấn đề chính trị và xã hội của họ.
Sức khái quát nghệ thuật của Mạc Ngôn lớn tới mức biến làng Cao Mật từ một địa danh địa lý trở thành một địa danh văn học. Những số phận, những con người ấy được ông "chưng cất" từ hiện thực đất nước Trung Quốc suốt mấy chục năm.
Cho đến nay, Mạc Ngôn đã xuất bản hơn 40 tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. Đặc biệt, tiểu thuyết "Cây tỏi nổi giận" (1988) được dịch sang 30 ngôn ngữ và được đón nhận rộng rãi cả ở Trung Quốc và thế giới vì khắc họa chân thực chân dung của cuộc đấu tranh khó khăn của nông dân Trung Quốc trong thế kỷ XX.
"Tôi nghĩ nhà văn viết vì lương tâm của họ. Họ viết vì độc giả. Chẳng ai viết để đoạt giải cả". Mạc Ngôn trả lời Nhân Dân Nhật Báo. "Bởi vậy, văn phong của Mạc Ngôn rất độc đáo. Chỉ cần đọc nửa trang của Mạc Ngôn thôi là bạn đã nhận ngay ra đó là ông". Chuyên gia Peter Englund thuộc Viện hàn lâm Thụy Ðiển nhận định. |
Để ghi nhận những cống hiến của ông cho nền văn học thế giới, năm 2012, Mạc Ngôn nhận giải Nobel Văn học, trở thành nhà văn Trung Quốc đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này. Ủy ban Nobel khen ngợi khả năng kết hợp lịch sử, hiện thực đương đại và truyện dân gian của ông trong một chủ nghĩa hiện thực ảo giác khắc họa "mối liên hệ trần tục với mặt trái của lịch sử".
"Với sự pha trộn giữa các yếu tố huyền ảo, hiện thực, lịch sử và xã hội, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới gợi nhớ lại những kiệt tác của hai nhà văn lỗi lạc William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez" - Viện Hàn lâm Thụy Ðiển đánh giá.
Sự công nhận này đã củng cố địa vị của Mạc Ngôn như một trong những nhân vật văn học nổi bật nhất Trung Quốc, nâng tầm toàn cầu của văn học Trung Quốc đương đại. Đồng thời, việc Mạc Ngôn giành giải Nobel cũng đánh dấu sự hiện diện của văn học châu Á trên sân khấu toàn cầu - vốn bị chi phối bởi văn hóa phương Tây.
Gần 80 tuổi, Mạc Ngôn vẫn tiếp tục dùng ngòi bút truyền cảm hứng cho độc giả và các thế hệ nhà văn trẻ Trung Quốc và thế giới.
Tử Huy
Văn hóa xếp hàng
Khi chờ thang máy, sinh viên luôn phải tự giác xếp hàng, không nói cười ầm ĩ, không xếp hàng cận cửa để dành lối cho người đi ra. Tự giác và chủ động nhường ưu tiên thứ tự vào ra cho trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật, khách mời, lãnh đạo, giảng viên. Khi thang máy đang vận hành, sinh viên tránh nói chuyện lớn, xô đẩy làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi thang máy dừng mở cửa, sinh viên đi ra theo thứ tự hợp lý, không xô đẩy chen lấn khi sử dụng cầu thang bộ. Sinh viên phải trật tự đi lên đúng chiều lên xuống, bước nhẹ nhàng, không chạy nhảy, chen lấn xô đẩy, đùa giỡn, không dàn hàng ngang khi đi lên xuống cầu thang.
Văn hóa thực hiện kỷ cương học đường
Đi học và ra về đúng giờ theo thời khóa biểu học, thi, thực tập. Sinh viên vắng mặt, vào muộn, về sớm phải xin phép giáo viên, cán bộ quản lý lớp theo quy định.
Tích cực thực hiện quá trình tự học, chuẩn bị bài ở nhà, tham gia phát biểu xây dựng bài, trao đổi thảo luận chuyên đề cùng giảng viên. Hoàn thành báo cáo thực tập đề tài tốt nghiệp đúng hạn. Không nói chuyện ăn uống, xả rác, viết bậy, bôi bẩn, nghe điện thoại di động, ngủ gục trong lớp học; luôn đeo thẻ sinh viên vào trường lớp, thư viện theo quy định.
Chủ động theo dõi, thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm về việc thực thi các quyền lợi nghĩa vụ tài chính, đăng ký môn học, học lại, thi, kiểm tra theo quy định của nhà trường. Tích cực tham gia ủng hộ, cổ động các phong trào thi đua, sinh hoạt tập thể lành mạnh của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các hoạt động vì cộng đồng xã hội.
Văn hóa sử dụng tài nguyên nhà trường
Sinh viên tự giác bảo quản và giữ gìn sạch sẽ bàn ghế, bảng viết, trang thiết bị nội thất, tường, sàn phòng học, hành lang, thiết bị điện phục vụ trong lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm. Sinh viên có ý thức bảo quản tài sản chung, không được tự ý di chuyển các trang thiết bị sử dụng cho việc học tập ra ngoài khuôn viên trường.
Khi kết thúc giờ học sinh viên phải thu dọn dụng cụ cá nhân, tắt các thiết bị điện và trả lại các phương tiện phục vụ giảng dạy học tập đã mượn theo quy định. Khi sử dụng thư viện, sinh viên phải tự giác bảo vệ tài sản cá nhân và giữ gìn tài sản chung, không gạch xóa tẩy lên sách.
Tuyệt đối không sử dụng phòng học và bất cứ vị trí nào trong khuôn viên trường vào các hoạt động tuyên truyền phản động, chống phá Đảng và Nhà nước, thực hiện các hành vi phi đạo đức, thiếu văn hóa. Có ý thức tự giác trong việc phòng chống cháy nổ và bảo vệ tài sản, khi phát hiện tài sản của trường bị hư hỏng, mất cắp phải báo ngay cho phòng Quản trị.
Văn hóa giữ gìn vệ sinh và cảnh quan nhà trường
Ý thức và chịu trách nhiệm chung trong việc giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an ninh môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho khuôn viên trường.
Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường, nghiêm túc thực hiện và giữ gìn danh hiệu “ngôi trường không khói thuốc”.
Không xả rác, khạc nhổ bừa bãi, tự giác thu gom bỏ rác đúng nơi quy định, không tụ tập tán gẫu trò chuyện ồn ào, đánh nhau, đánh bài, hút thuốc và sử dụng chất gây nghiện trong khuôn viên trường, làm ảnh hưởng đến môi trường chung.
Luôn cảnh giác và phát hiện kịp thời các hành vi phá hoại tài sản tài nguyên, cảnh quan chung của nhà trường.
Thanh Nga và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bảy quy tắc trong văn hoá ứng xử của sinh viên Kinh tế Tài chính